Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản (Cơ sở chuyên doanh)

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

Trong thời gian qua, hưởng ứng Kế hoạch năm hành động đảm bảo an toàn thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng (QLCL) Nông Lâm sản và Thủy sản đã kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản (cơ sở chuyên doanh). Chúng tôi thấy rằng hầu hết các cơ sở đã đáp ứng được các nhóm chỉ tiêu điều kiện cơ bản ATTP, tuy nhiên vẫn còn có cơ sở còn thiếu do chưa biết được các quy định về điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm nông sản. Theo Quy định tại Thông tư 45/2014/BNNPTNT, ngày 3/12/2104 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ sở kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản phải có những điều kiện sau để đảm bảo ATTP:

1.   Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (chuyên doanh) phải có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiểm và các yếu tố gây hại khác:

- Khu vực kinh doanh có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm.

- Không bị đọng nước, ngập nước.

- Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.

- Không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân lây nhiễm từ môi trường xung quanh (khói bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác ...)

          2. Kết cấu, bố trí cơ sở kinh doanh: Kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh thực phẩm; Nền, tường, trần/mái che được làm bằng vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh và được bảo trì tốt.  Bố trí các khu vực kinh doanh phù hợp với các loại sản phẩm khác nhau:

- Nền nhà phẳng, nhẵn; có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh

- Trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn, ngăn được nước mưa, bụi bẩn từ phía trên rơi xuống.

- Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.

- Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo quy định; các bóng đèn cần được che chắn an toàn.

- Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.

3. Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh: Vật liệu và cấu trúc thích hợp không lây nhiễm cho sản phẩm.  Sử dụng và bảo quản trang thiết bị, dụng cụ đúng cách, hợp vệ sinh:

- Đủ trang thiết bị, phù hợp với yêu cầu kinh doanh của từng loại thực phẩm.

- Các thiết bị, dụng cụ sản xuất, bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được làm bằng vật liệu bền, dễ làm vệ sinh, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Trong tình trạng vệ sinh, bảo trì tốt.

          4. Thực phẩm kinh doanh tại cơ sở: Thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng. Thực phẩm bao gói sẵn phải có nhãn hàng hóa với đầy đủ thông tin theo quy định. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống còn nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y:

- Thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.

  - Nhãn hàng hóa đối với thực phẩm bao gói sẵn với đầy đủ thông tin theo quy định.

 - Giấy chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống còn nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y;

- Bảo quản sản phẩm ở điều kiện thích hợp, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Cơ sở kinh doanh An Tâm – Việt Yên – Bắc Giang

5. Các yếu tố đầu vào phục vụ việc kinh doanh thực phẩm:  Nước, nước đá phục vụ hoạt động kinh doanh phải đủ và đảm bảo an toàn thực phẩm, không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm. Hóa chất, phụ gia (nếu có sử dụng) trong danh mục được phép sử dụng:

- Nước, nước đá đủ cho việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh, làm vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ...

- Bảo quản, sử dụng nước đá trong điều kiện an toàn vệ sinh, nếu có sử dụng (các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với đá không gây độc, không gỉ và dễ làm vệ sinh, không để đá trực tiếp dưới nền). 

- Hoá chất, phụ gia (nếu có sử dụng) phải nằm trong danh mục được phép sử dụng cho thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

6. Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải:  Có biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại. Hệ thống thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn (phế liệu) không lây nhiễm cho sản phẩm. Rãnh thoát nước thải phải đảm bảo thoát hết nước cần thải trong hoạt động hàng ngày:

- Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.

- Rãnh thoát nước thải: không thấm nước, thoát nhanh, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; không tạo mối nguy lây nhiễm cho sản phẩm trong khu vực kinh doanh.

          - Khu vực thu gom hoặc dụng cụ chứa chất thải rắn phải ngoài khu vực kinh doanh.

7. Người trực tiếp bán hàng: Người trực tiếp bán hàng được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe theo quy định:

 - Người trực tiếp bán hàng đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe theo quy định.

- Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh thực phẩm, đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh thực phẩm.

8. Bao gói, bảo quản, vận chuyển: Vật liệu bao gói được sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng.  Điều kiện/ phương tiện bảo quản, vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm, sắp xếp hợp lý và vệ sinh:

- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm, đủ bền, chắc để bảo vệ sản phẩm khỏi bị lây nhiễmkhông có khả năng nhiễm vào sản phẩm những chất có hại cho người sử dụng.

- Ghi nhãn phải đầy đủ thông tin theo qui định hiện hành của Việt Nam (nếu là hàng hóa bao gói sẵn).

-  Thiết bị, phương tiện bảo quản, vận chuyển sản phẩm phải sạch sẽ, sắp xếp hợp lý và vệ sinh.

 Chi tiết thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT

Thứ hai, 03 Tháng 06 Năm 2024