Bắc Giang: Ban hành chương trình hành động động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 05/10/2022 Tỉnh uỷ Bắc Giang ban hành Chương trình hành động số 37-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Chương trình đề ra mục tiêu đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, là chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, ổn đinh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thc, an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái, thích ng với biến đổi khí hậu. Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế từng vùng, địa phương, tổ chức các mô hình sản xut nông nghiệp tập trung, quy mô lớn theo chui giá trị, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đi số và đổi mới sáng tạo. Phn đu có thêm từ 1 - 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; t chức Đảng và hệ thng chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Ảnh minh hoạ

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân đạt từ 2-3%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 8,6 - 9%/năm. Toàn tỉnh có khoảng 350 sản phẩm OCOP, trong đó có 04 sản phẩm đạt 5 sao. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 95%, trong đó 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 8/9 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 88,9%), trong đó phấn đấu có 3 huyện (chiếm 37,5%) đạt chun nông thôn mới nâng cao.

Thu nhập bình quân của người dân nông thôn đến năm 2030 phấn đấu tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 90%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống còn 18%; bình quân hàng năm đào tạo ngh cho khoảng 15.000 lao động nông thôn. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 37%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt trên 90%.

Tập trung giải quyết các vấn đề xã hi bức xúc, giữ vững ổn định chính trị xã hội ở nông thôn; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 - 1,5%/năm, đến năm 2030 còn dưới 1%, trong đó các xã đặc biệt khó khăn còn 6%.

Tầm nhìn đến năm 2045, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tun hoàn theo hướng hiện đại, rác thải các bon thấp, thân thiện với môi trường, thích ứng vi biến đổi khí hậu; sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với chế biến và bảo quản nông sản hiện đại; có nhiu sản phm nông sản chủ lực của tỉnh tiêu thụ và xuất khẩu thuận lợi, đem lại giá trị thu nhập cao. Nông thôn hiện đại, có điều kiện sng tiệm cận với đô thị, môi trường sng xanh, sạch, đẹp, giàu bản sc văn hóa dân tộc, con người Bắc Giang; quc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chc.

Để thực hiện được mục tiêu, Chương trình đề ra 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp gồm: Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thônPhát triển nền nông nghip hiện quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăngPhát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, cơ s hạ tầng nông thônXây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóaTổ chc triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thônTạo đột phá trong nghiên cu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thônQuản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đi khí hậu, phòng, chống thiên taiChủ động hội nhập hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệTăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận T quốc Việt Nam, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - ngh nghiệp ở nông thôn.

Xem chi tiết tại đây./.

Nguyễn Nga

Thứ năm, 09 Tháng 05 Năm 2024