Bắc Giang: Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây trông

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

 


 

Nông dân phun thuốc phòng trừ sâu bệnh

 

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn, năm nay thời tiết có thể có nhiều diễn biến phức tạp, vụ Chiêm xuân nhiệt độ, độ ẩm có xu hướng cao hơn năm trước, do vậy sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển mạnh trên các loại cây trồng, dự báo mức độ gậy hại có thể nặng và cục bộ hơn những năm trước.

 

Một số sâu bệnh gây hại chủ yếu trên mạ và cây lúa như: Bệnh nghẹt rễ sinh lý phát triển hại lúa xuân sau khi cấy; bệnh đạo ôn phát sinh trên mạ, lúa chiêm dầm và phát triển mạnh giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ; bệnh thối bẹ lá lúa trên trà xuân sớm; bệnh khô vằn; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt; bọ trì, dòi đục lá; tập đoàn rầy nâu; sâu cuốn lá; sâu đục thân; nhện gié… xuất hiện từ tháng 2 trở đi, dặc biệt đối tượng chuột hại có chiều hướng gia tăng mạnh.

Đối với rau màu, đối tượng sâu bệnh xuất hiện chủ yếu trên diện tích lạc xuân như bệnh lở cổ rế, sâu xám, bọ nhảy, sâu cuốn lá, sâu khoang, bệnh đốm đen…  Cây đậu tượng, chú ý các đối tượng như ruồi đục ngọn, sâu cuốn lá, sâu đục quả, sâu xanh, bị xít xanh… Cây rau các loại là các đối tượng sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bọ nhẩy, rệp hại trên su hào, cải bắp; bệnh sương mai, héo xanh, bệnh đốm lá gây hại cục bộ trên cà chua, khoai tây; bệnh phấn trắng, rệp muội, bọ trĩ trên bầu bí; sâu cuốn lá, sâu đục quả, bệnh thán thư trên các loại đậu đỗ.

Trên cây ăn quả như vải, nhãn đặc biệt chú ý các đối tượng như rệp, bọ xít, bệnh sương mai, thán thư, sâu đục quả… Cây dưa, xoài, cam, bưởi sâu bệnh xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa tháng 4-5. Cây chè, cây lâm nghiệp sâu bệnh phát sinh gây hại từ tháng 3 trở đi.

Để chủ động bảo vệ sản xuất, giảm tác hại của sâu bệnh gây ra, các cơ quan chuyên môn của tỉnh cần chủ động điều tra theo dõi, dự tính, dự báo chính xác các đối tượng sâu bệnh hại trong vụ Chiêm xuân, tập trung vào những đối tượng gây hại chính như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu đục quả, bệnh thán thư, bệnh héo xanh… Nắm chắc diễn biến sâu bệnh hại từng giai đoạn, tham mưu, đề xuất với ngành Nông nghiệp và PTNT các cấp, chính quyền địa phương biện pháp phòng trừ hiệu quả; khảo sát thực nghiệm và phối hợp với các Công ty kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật tổ chức các hội nghị, hội thảo, khuyến cáo nông dân lựa chọn loại thuốc phòng trừ hiệu quả và an toàn. Tham mưu với chính quyền địa phương tổ chức phong trào diệt chuột đồng loạt. Tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, đặc biệt là công tác tập huấn; duy trì và phát triển mạng lưới cán bộ cơ sở. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo đảm chất lượng. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến tận thôn, bản để thông báo tình hình, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả.

Được biết, vụ Chiêm xuân năm nay định hướng chỉ đạo của tỉnh tiếp tục mở rộng diện tích trà lúa xuân muộn 92% với cơ cấu giống chủ yếu là lúa thuần và lúa lai. Các cây rau mở rộng diện tích sản xuất lạc và các loại rau chế biến như cà chua bi, dưa bao tử, hành lá… Cây ăn quả tập trung vào vải thiều, cam, nhãn, bưởi…

 

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024