Bắc Giang: Hơn 11 tỷ đồng hỗ trợ chương trình OCOP

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Từ năm 2019-2022, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ thực hiện các nội dung thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là hơn 11 tỷ đồng. Ngoài ra, còn huy động thêm được nguồn lực lớn từ các chủ thể tham gia.

Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung như: Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và các chủ thể tham gia chương trình; tuyên truyền phổ biến chương trình; tư vấn, phát triển sản phẩm; quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP...  

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn, giai đoạn 2019-2022 các huyện, thành phố đã đề xuất tham gia đánh giá, phân hạng gần 300 sản phẩm (bình quân 75 sản phẩm/năm). Các cấp đã tổ chức đánh giá được 250 sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh có 205 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó, có 01 sản phẩm có tiềm năng 5 sao cấp quốc gia (vải thiều Lục Ngạn Hồng Xuân) đã đề nghị Trung ương đánh giá và 01 sản phẩm Du lịch sinh thái, văn hóa Bản Ven của HTX Thân Trường, huyện Yên Thế.

Đến nay 100% các huyện, thành phố đã có có sản phẩm OCOP được công nhận, nhiều nhất là huyện Lục Ngạn có 31 sản phẩm (10 sản phẩm 4 sao và 21 sản phẩm 3 sao). Với 98 chủ thể tham gia là Hợp tác xã, chiếm 80,3%; 10 doanh nghiệp, chiếm 8,2% và 14 cơ sở sản xuất, chiếm 11,5%.

Các sản phẩm OCOP được công nhận phần lớn là các sản phẩm mang đặc trưng sản xuất của các làng nghề truyền thống, làng nghề như: Mỳ Chũ; Mỳ Châu Sơn; Rượu Vân; Bún Đa Mai… bên cạnh các sản phẩm nổi tiếng khác đã phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương như: Gà đồi Yên Thế; Vải thiều Lục Ngạn; Vải sớm Phúc Hòa; Vú sữa Hợp Đức, Mật ong Tây Yên Tử, Trà hoa vàng, Đông trùng hạ thảo,…

Một số sản phẩm OCOP thế mạnh của tỉnh có khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn và đã có hoạt động xuất khẩu trực tiếp như: Sản phẩm của Công ty Cổ phần XNK VIFOCO xuất sang thị trường Đức; các sản phẩm của Công ty cổ phần XNK thực phẩm Toàn Cầu xuất sang Pháp; Bánh nông sản Bình Minh xuất sang thị trường Hàn Quốc qua đó đã nâng tầm vị thế sản phẩm nông sản Bắc Giang trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh./.

Ngọc Thọ

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024