BQL bảo tồn Tây Yên Tử tổ chức tuyên truyền, phổ biến quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm ngiệp

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 20/9/2023, BQL bảo tồn Tây Yên Tử tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp cho toàn thể cán bộ, viên chức và các thành viên tổ bảo vệ rừng thuộc BQL bảo tồn Tây Yên Tử.

Mục đích của Hội nghị tuyên truyền, phổ biến quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm ngiệp, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ các lực lượng bảo vệ rừng trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại BQL bảo tồn Tây Yên Tử.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo viên Dương Văn Linh – Trưởng phòng Phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm truyền đạt một số điểm mới của các văn bản QPPL liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Điển hình như:

Hội nghị tuyên truyền, phổ biến quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm ngiệp

- Tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP cần lưu ý một số điểm mới sau:

Điều 7. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính

“1. Việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”

2. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiện trong một khoảng thời gian có nhiều nghị định quy định về xử phạt vi hạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có hiệu lực mà không xác định được nghị định để áp dụng theo khoản 1, Điều này thì việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

a) Nếu hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để xử phạt;

b) Nếu hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt”.

 Điều 12. Lập biên bản vi phạm hành chính

“2. Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính:

a) Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

b) Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính”.

“5. Ký biên bản vi phạm hành chính:

a) Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người phiên dịch, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại, thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều trang, thì phải ký vào từng trang biên bản;

b) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.”

 Điều 17. Giải trình

1. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc không gửi văn bản đề nghị gia hạn thời hạn giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc ghi rõ ý kiến trong biên bản vi phạm hành chính về việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Tại Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 cần lưu ý một số điểm sau:

Điều 17: Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng

Bổ sung khoản 11 như sau:

 “11. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã đang thực hiện quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê hoặc chủ rừng có diện tích rừng bị thiệt hại phối hợp với cơ quan nơi người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định này”.

Điều 20: Phá rừng trái pháp luật

- Sửa đổi, bổ sung khoản 11 như sau:

“11. Hành vi bóc vỏ, ken cây, khoan vào thân cây, băm gốc, đổ hóa chất hủy hoại gốc, rễ cây rừng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây rừng thì mỗi cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 8 cm trở lên bị xâm hại xử phạt 200.000 đồng, nhưng tổng mức phạt đối với hành vi này không quá 200.000.000 đồng; mỗi cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m dưới 8 cm bị xâm hại xử phạt 100.000 đồng, nhưng tổng mức phạt đối với hành vi này không quá 100.000.000 đồng”.

Như vậy, mỗi cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 8 cm trở lên bị xâm hại xử phạt 200.000 đồng, tăng gấp 02 lần so với quy định cũ.

Đã bổ sung mức phát đối với mỗi cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m dưới 8 cm bị xâm hại xử phạt 100.000 đồng.

- Bổ sung khoản 15 như sau:

 “15. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã đang thực hiện quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê hoặc chủ rừng có diện tích rừng bị thiệt hại phối hợp với cơ quan nơi người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định này”.

Điều 26. Thẩm quyền xử phạt VPHC của Kiểm lâm

“Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện VPHC của Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có giá trị không quá 20.000.000 đồng.

Thẩm quyền thu tang vật, phương tiện VPHC của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có giá trị không quá 50.000.000 đồng.

Thẩm quyền thu tang vật, phương tiện VPHC của Chi cục trưởng Kiểm lâm có giá trị không quá 100.000.000 đồng”.

Điều 27. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp

“Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không quá 10 triệu đồng.

Chủ tịch UBND huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đến 100 triệu đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”.

Thông qua tập huấn, giúp cho cán bộ, viên chức và lực lượng bảo vệ rừng tại BQL bảo tồn Tây Yên Tử hiểu rõ, nắm chắc các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về lâm nghiệp, đây cũng là điều kiện gặp gỡ, trao đổi, học tập kinh nghiệp về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, đảm bảo chấp hành pháp luật về Lâm nghiệp.

Phạm Văn Thuyên

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024