Câu hỏi: Tôi xin hỏi kỹ thuật chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch?

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

Trả lời: Chi cục Trồng trọt và BVTV xin trả lời như sau:

Trong suốt quá trình ra hoa, đậu quả và nuôi quả, cây nhãn đã huy động lượng dinh dưỡng lớn để nuôi hoa, nuôi quả. Sau khi thu hoạch quả, cây thường có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng. Bởi vậy để cây phục hồi nhanh, kịp thời tích lũy đủ dinh dưỡng, phát triển thân lá khắc phục tình trạng ra hoa, đậu quả cách năm. Bà con nông dân càn thực hiện các bước chăm sóc cho cây vải thiều thời kỳ sau thu hoạch quả. 

1.Tỉa cành, tạo tán cho cây nhãn

Cây nhãn sau mỗi vụ thu hoạch xong là thời điểm cây bị tổn thương nhiều nhất, do việc thu hái quả tác động đến cành lá. Nhiều cây bị gẫy cành, rụng lá nhiều do việc thu hái không được đảm bảo đúng kỹ thuật. Chính vì vậy, lúc này cắt tỉa cành, tạo tán cho cây tạo độ thông thoáng cho cây là rất quan trọng.

 

- Dụng cụ cắt tỉa cành chuyên dụng để loại bỏ các cành hư hại trên cây như: cưa cắt cành, kéo, dao phát sắc bén cắt bỏ toàn bộ những cành tăm, cành bị sâu bệnh hại, cành vượt tán, cành không cho ra quả và những cành bị gãy cho thu hái quả.

 - Tùy vào việc chăm sóc cây có độ cao bao nhiêu mà tiến hành hạ bớt ngọn cây xuống để tiện cho việc chăm sóc sau này cho cây. Biện pháp tỉa cành cần thực hiện ngay sau khi thu hoạch quả để tạo tán cho cây nhãn theo hình mâm xôi hoặc hình chiếc bánh dầy, nhằm chuẩn bị đón đợt lộc đầu tiên. Yêu cầu cây vải sau khi được tỉa xong, bảo đảm độ thoáng giữa cách cành, nhằm hạn chế sâu bệnh phát triển.   

2. Vệ sinh xung quanh vườn cây

 - Cùng với biện pháp tỉa cành, bà con nông dân cần thực hiện ngay việc rọn rác dưới gốc nhãn. Dùng chổi hoặc cào để rọn sạch những cành lá vải rụng dưới gốc, đem thu gom vào một góc vườn rồi đốt đi nhằm hạn chế mần sâu bệnh phát triển. Đối với những vườn nhãn ở dưới thấp, bà còn cần tạo lại các rãnh thoát nước trong vườn nhãn, bảo đảm cho nước dốc, tránh tình trạng cho cây nhãn bị chết rút. 

 - Sau mỗi vụ bà con cần tạo lại hệ thống thoát nước cho cây, nhằm đảm bảo độ dốc cho vườn vào vụ mưa tới.

3. Bón phân cho vườn cây nhãn, vải

 - Sau khi thực hiện việc cắt tỉa cành và dọn sạch cỏ dại xung quanh gốc cây, bà con nên bổ sung ngay phân cho mỗi gốc cây để cây có thể phục hồi nhanh sau thu hoạch. Cây mất khá nhiều dinh dưỡng khi tập chung nuôi quả và chịu nhiều tổn thương do thu hoạch, vì vậy bà con nên bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây như phân bò, phân dê đã ủ hoai mục nhằm tạo độ tơi xốp cho cây, bà con cũng cần bổ sung thêm NPK có lượng đạm cao hoặc các phân đơn như Đạm-Lân-Kali.

 

- Để bón phân cho cây nhãn hiệu quả nhất bà con nên tạo rãnh cho cây, tán cây rộng tới đâu bà con tạo rãnh tới đó. Đào rãnh rộng từ 20-30 cm, sâu từ 15-20 cm, sau đó bón phân vào rãnh và lấp đất lại.

4. Cung cấp nước tưới cho cây

- Sau khi bón phân cho cây nhãn xong bà con nên bổ sung nước tưới cho cây thường xuyên để cây nhanh chóng được phục hồi. Cây nhãn là loại cây trồng nhiệt đới cần ít nước, tuy nhiên cây cũng cần bổ sung nước thường xuyên. Với thời tiết khô hanh bà con nên tưới nước cho cây 3-4 ngày/lần, trời mát có thể tưới 5-7 ngày/lần cho cây.

5. Phòng và điều trị sâu bệnh hại tấn công cây nhãn

- Cây nhãn sau khi được chăm sóc đúng kỹ thuật như trên, sau khoảng thời gian ngắn cây bắt đầu cho lộc non đầu tiên. Trong thời gian cây phát sinh lộc non, bà con cần đi thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại tấn công để có biện pháp phòng và điều trị.

- Quan sát vườn để nhận biết được sâu bệnh hại tấn công và có thể sử dụng thuốc BVTV tùy vào từng đối tượng gây hại.

Trên đây là những biện pháp chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch giúp cây nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau thu hoạch và giúp cho vụ mùa tiếp theo ra nhiều quả hơn. Chúc bà con vụ mùa bội thu!

 

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024