Chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn Hướng đi mới cho công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm

|
查看数次:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Để quản lý chất lượng và có hiệu quả về An toàn thực phẩm nông sản, thực sự khó khăn và chi phí khá lớn vì để có một sản phẩm nông sản đến tay người tiêu dùng đảm bảo an toàn thực phẩm phải trải qua nhiều công đoạn nối tiếp nhau, mà mỗi công đoạn đều có nhiều điểm gây mất an toàn cùng các loại mối nguy khác nhau cần phải kiểm soát.

 Hiện nay, mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất cũng như cơ sở tiêu thụ vẫn lỏng lẻo, không có sự kết dính, tự phát, thiếu đồng bộ do đó hiệu quả kiểm soát an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế. Để giải quyết kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm có nhiều giải pháp khác nhau nhưng để quản lý có hiệu quả và giảm tối đa chi phí giám sát là tạo ra những chuỗi thực phẩm an toàn. Như Công ty cổ phần Giang Sơn đã hình thành nên một chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (Chăn nuôi– Giết mổ - Kinh doanh).


1.     Chăn nuôi


 

2.     Giết mổ


3.     Tiêu thụ

Do đó chuỗi thực phẩm an toàn phải là tập hợp các tác nhân có mối liên kết chặt chẽ, ổn định và bền vững về kinh tế cùng tuân thủ quy định về An toàn thực phẩm (ATTP), áp dụng các thực hành sản xuất tốt để tạo ra một sản phẩm an toàn, có khả năng truy xuất được nguồn gốc. Trong chuỗi có các liên kết ngang và dọc. Liên kết ngang là liên kết giữa các cơ sở trong cùng một khâu như chăn nuôi nhằm giảm chi phí, tăng số lượng và đồng đều về chất lượng và cùng hưởng lợi ích, chia sẻ với nhau các thông tin về chất lượng, giá cả, thị trường. Liên kết dọc là liên kết giữa các cơ sở trong các khâu khác nhau của chuỗi. Liên kết thông qua hợp đồng sản xuất, tiêu thụ. Khi có mối liên kết này sẽ giảm chi phí giám sát chất lượng sản phẩm, có cùng tiếng nói trong chuỗi, tất cả thông tin thị trường đều được các cơ sở biết đến, có niềm tin vào sản phẩm an toàn và cùng chia sẻ lợi ích. Khi triển khai được các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn thì đạt được các mục tiêu sau: Dễ kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm; Truy xuất được nguồi gốc sản phẩm; Giảm chi phí giám sát chất lượng thực phẩm; Xây dựng được thương hiệu; Đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý an toàn thực phẩm và từng bước phát triển nền sản xuất hàng hóa tập trung;

Sau khi thực hiện các chuỗi thực phẩm an toàn thì người tiêu dùng tiếp cận được các sản phẩm an toàn, phân biệt được sản phẩm đã kiểm soát và quan trọng là đã có địa chỉ khẳng định và có thể khiếu nại chất lượng thực phẩm; Người sản xuất kinh doanh tăng sản lượng và giá trị sản xuất kinh doanh, ổn định sản xuất, giảm chi phí giám sát chất lượng sản phẩm. Cơ qua quản lý kiểm soát được an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình hoạt động của chuỗi; truy xuất được nguồn gốc và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm.

 

Sau khi một số mô hình chuỗi thực phẩm an toàn đi vào hoạt động đã tỏ ra tính ưu việt trong công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm; tuy nhiên để triển khai nhân rộng mô hình thì còn gặp nhiều khó khăn như người sản xuất nông sản chưa thích nghi với nhau tạo mối “liên kết ngang”, vẫn mang tính tự sản tự tiêu nhiều; Chưa có những doanh nghiệp đứng ra làm trung tâm cho chuỗi tạo mối “liên kết dọc”. Do vậy để tạo ra những chuỗi thực phẩm an toàn, đề nghị sớm ban hành quy định về xác nhận sản phẩm cuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; Ban hành chính sách cụ thể triển khai mô hình chuỗi và đưa các chính sách hỗ trợ vào thực tế triển khai mô hình chuỗi; Hỗ trợ thiết lập các liên kết sản xuất (hợp tác xã, tổ HTX…) kết nối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; Bố trí kinh phí đủ giám sán các sản phẩm của mô hình chuỗi; Kiểm soát chặt chẽ các tác nhân tham gia chuỗi tuân thủ quy định về ATTP; Tuyên truyền quảng bá chuỗi và ưu tiên tiêu thụ sản phẩm ở trong chuỗi. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý các trường hợp vi phạm; Triển khai các hoạt động giám sát thường xuyên để thẩm tra, cảnh báo, xử lý vi phạm.

 

 

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024