Dấu hiệu bệnh vi khuẩn (Streptococus sp) trên cá rô phi và cách phòng, trị

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Trong những năm gần đây, nuôi cá rô phi ngày càng phát triển mạnh, sản lượng cá rô phi chiếm khoảng 30% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh (Báo cáo điều tra năm 2012). Hình thức nuôi cá rô phi chủ yếu là nuôi thâm canh và bán thâm canh năng suất cao đạt trung bình từ 8 – 10 tấn/ha. Mật độ ao nuôi cá rô phi trung bình từ 2-3 con/m2. Chính vì thế, môi trường và dịch bệnh trong ao nuôi ngày càng diễn biến phức tạp. Trong khi đó với diện tích trên 3000 ha nuôi thâm canh và bán thâm canh như hiện nay việc phòng bệnh cho đàn cá là rất quan trọng.

Để nhận biết được bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi cần nắm được các dấu hiệu đặc trưng sau:

 

Dấu hiệu bên ngoài: Cá bơi mất định hướng, xuất huyết ngoài ra, mắt lồi, đục giác mạc.

Dấu hiệu bên trong: gan, thận, lá lách sưng to, ruột xuyết huyết, khoang bụng chứa nhiều dịch


Hình ảnh cá rô phi bị bệnh liên cầu khuẩn

 

Biện pháp phòng bệnh

 

- Sau mỗi một chu kỳ nuôi cần tuân thủ quy trình cải tạo ao nuôi như sau:

Bước 1: tháo cạn nước, vét bớt bùn chỉ để từ 10-15 cm.

Bước 2: Bón vôi đều khắp ao từ 10-15kg/100m2.

Bước 3: Phơi đáy ao khô từ 7-10 ngày.

Bước 4: Cấp nước vào ao nuôi từ 50-60cm.

Bước 5: Gây màu nước cho ao nuôi trước khi thả giống.

 

Lưu ý: Nguồn nước cấp phải sạch, nước phải qua lưới lọc nhuyễn để trách các loại côn trùng, cá tạp, cá rô tự nhiên vào ao nuôi.

 

- Công tác thả giống: Cá Rô phi đơn tính cần đạt các yêu cầu kỹ thuật như sau:

            Hình dạng cân đối, không dị hình, dị tật, cá đồng đều không có dấu hiệu phân đàn.

 

            Trước khi đưa cá giống xuống ao tắm cho cá trong dung dịch muối (NaCl) với nồng độ 2 - 3 % trong thời gian 7 - 10 phút.                        

 

            Mùa vụ nuôi: Từ tháng 3 – 10 hàng năm

            Cỡ cá giống thả phải đạt từ 5-10 g/con trở lên để sau 6-7 tháng nuôi cá đạt khối lượng từ 700 g/con trở lên. Năng suất đạt trên 10 tấn/ha. Mật độ thả nuôi từ 1-2 con/m2.

 

- Quản lý môi trường nước

Định kỳ 2 - 3 tuần 1 lần dùng vôi bột hoà nước té đều cho ao với lượng 2 - 3 kg/ 100m3. Thay nước định kỳ hàng tháng khoảng 30-50% lượng nước trong ao. Bổ xung máy phun mưa hoặc máy quạt nước để tạo oxy cho ao nuôi.

Sử dụng chế phẩm sinh học như: EM, EMC, Bio-Water giúp ao nuôi ổn định chất lượng nước, cải tạo nền đáy, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Trong tháng 6, 7 hàng năm là tháng xuất hiện bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi. Vì thế cần sử dụng BKC, TCCA té đều khắp ao 1 lần/tháng để diệt khuẩn.

 

- Quản lý thức ăn

Cho cá ăn theo đúng khẩu phần ăn từ 4-6% trọng lượng cá và giảm dần ở các tháng tiếp theo.

Thức ăn công nghiệp phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không nhiễm nấm Salmonela, Aspergillus flavus, độc tố Aflatoxin, không chứa các loại kháng sinh, hóa chất đã bị cấm sử dụng.

Bổ sung VitaminC định kỳ để tăng cường sức đề kháng cho cá.

Ngoài ra, thường xuyên quan sát mức nước trong ao để điều chỉnh cho đủ theo quy định. Giai đoạn cá đạt 300 g/con cần duy trì lượng oxy hòa tan >3 mg/l bằng cách bổ xung máy quạt nước hoặc máy phun mưa trong ao nuôi. Theo dõi thời tiết, tình hình hoạt động của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

 

Điều trị: Khi bệnh liên cầu khuẩn xuất hiện trên cá rô phi cần tuân thủ phác đồ điều trị sau:

            - Cho cá ăn kháng sinh Doxycyline (100%) 4g/100kg cá, 5 ngày liên tục và kết hợp với vitaminC 2-4 g/100kg cá. Đồng thời xử lý môi trường bằng TCCA hoặc BKC theo hướng dẫn.

 

Cách sử dụng: Hòa tan thuốc và vitaminC vào nước rồi té đều lên thức ăn công nghiệp để cho ráo thức ăn rồi mới cho cá ăn.

Chú ý: Kháng sinh mua trên thị trường có nồng độ khoảng 10-20%, nên khi áp dụng cần nhân lên cho đủ nồng độ.

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024