Hội nghị triển khai Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 22 tháng 6 năm 2016 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm do Ông Nguyễn Thành Long thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì.

Toàn cảnh hội nghị

Hội nghị đã nêu rõ những lý do phải đưa 04 vi chất dinh dưỡng bắt buộc vào thực phẩm; Nội dung và Kế hoạch triển khai Nghị định số 09/2016/NĐ-CP.

 Các thực phẩm sau đây bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng tương ứng:

 - Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I ốt.

- Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm.

- Dầu thực vật có chứa một trong các thành phần dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải và dầu lạc phải tăng cường vitamin A, trừ dầu thực vật dùng trong chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp.

Tăng cường I ốt vào muối để phòng, chống bệnh biếu cổ, đần độn và các rối loạn do thiếu I ốt gây ra. Tăng cường sắt vào bột mỳ để phòng, chống  thiếu sắt, thiếu máu và khắc phục hậu quả do thiếu sắt thiếu máu gây ra như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ. Tăng cường kẽm vào bột mỳ để cải thiện tăng trưởng góp phần nâng cao tầm vóc con người, phòng chống một số rối loạn chuyển hóa, biệt hóa tế bào, bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn phát triển xương, suy giảm chức năng sinh dục. Tăng cường vitamin A vào dầu thực vật để phòng, chống khô mắt, mù lòa và khắc phục các hậu quả như còi cọc, suy dinh dưỡng do thiếu vitamin A gây ra và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng; thực phẩm tăng cường VCDD dùng trong nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Không áp dụng đối với cơ sở xuát khẩu thực phẩm tăng cường VCDD và các cá nhân làm nghề sản xuất mối thủ công

Tại Nghị định nêu rõ trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu muối tăng cường VCDD; Tổ chức xác nhận nội dung quảng cáo đối với muối tăng cường VCDD trong phạm vi quản lý; cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tăng cường VCDD; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với sản xuất kinh doanh và nhập khẩu muối tăng cường VCDD.

Nghị định cũng nêu rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩn tăng cường VCDD trên phạm vi địa phương và theo phân cấp; Sở Y tế chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trực thuôc trung ương trong việc tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm tăng cường VCDD được sản xuất trên địa bàn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Công thương chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức việc xác nhận nội dung quản cáo thực phẩm đối với thực phẩm tăng cường VCDD, tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tăng cường VCDD được sản xuất trên địa bàn theo phân cấp của Bộ quản lý chuyên ngành.

Tăng cường VCDD vào thực phẩm là giải pháp hữu hiệu để phòng chống thiếu VCDD, cải thiện tầm vóc, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

 

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024