Khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đến hết tháng 9 năm 2023, toàn tỉnh có 255 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Cụ thể, 31 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 224 sản phẩm OCOP 3 sao. Trong đó, 01 sản phẩm có tiềm năng 5 sao cấp quốc gia là sản phẩm “Vải thiều Lục Ngạn” của HTX Hồng Xuân, huyện Lục Ngạn, hiện đang được Hội đồng OCOP Trung ương đánh giá, chấm điểm, phân hạng và 01 sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa Bản Ven của HTX Thân Trường, huyện Yên Thế.

10/10 huyện, thành phố đều có sản phẩm nông nghiệp được công nhận là sản phẩm OCOP. Huyện có nhiều sản phẩm nhất là Lục Ngạn với 40 sản phẩm (10 sản phẩm 4 sao; 21 sản phẩm 3 sao), thấp nhất là huyện Sơn động có 7 sản phẩm được công nhận (07 sản phẩm 3 sao).

Về phân nhóm sản phẩm, thực phẩm 226 sản phẩm (chiếm 88,6%), đồ uống 26 sản phẩm (chiếm 10,2%), dược liệu 02 sản phẩm (chiếm 0,8%) và Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch 01 sản phẩm (0,4%).

Tổng có 154 chủ thể, gồm 118 HTX (chiếm 76,6 %), 12 doanh nghiệp (chiếm 7,8 %), 24 cơ sở sản xuất (chiếm 15,6%). Trong đó có nhiều chủ thể là thanh niên trẻ có trình độ, nhiệt huyết khởi nghiệp từ nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm thể hiện sự sáng tạo của người dân.

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, chương trình OCOP nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các sở, ban nghành và sự nỗ lực của các chủ thể. Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang đang xây dựng “Nghị quyết Quy định chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” dự kiến trình HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp tháng 12/2023. Nghị quyết với các mức hỗ trợ cụ thể sẽ là động lực khích lệ các chủ thể sản xuất khai thác các lợi thế của địa phương, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển nhiều sản phẩm OCOP có giá trị cao.

Tin, ảnh: Hương Giang

Thứ năm, 09 Tháng 05 Năm 2024