Một số hạn chế cần khắc phục trong xây dựng nông thôn mới

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Năm 2020 sắp kết thúc, khép lại quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, bên cạnh những kết quả nổi bật, hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 trước gần 02 năm, đứng tốp đầu khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh Bắc Giang cũng bộc lộ một số hạn chế trong quá trình xây dựng nông thôn cần phải khắc phục để thực hiện thời gian tới hiệu quả hơn.

Thu gom, xử lý rác thải là bài toán cần giải giai đoạn tới

1.Tiến độ và kết quả đạt chuẩn nông thôn mới giữa huyện miền núi và đồng bằng cho sự chênh lệch khá lớn (số xã đạt chuẩn tại 4 huyện miền núi cao bình quân 34,5%, các huyện đồng bằng là 94% và đang trong quá trình thực hiện xã nông thôn mới nâng cao); huyện Sơn Động chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới (tính theo số xã sáp nhập).

2. Các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới chưa được các huyện, thành phố quan tâm rà soát, kiểm tra thường xuyên và thực hiện xã nông thôn mới nâng cao; một số xã có tư tưởng bằng lòng, thỏa mãn, một số chỉ tiêu, tiêu chí không giữ vững, duy trì (làng văn hóa, tiếp cận pháp luật, an ninh trật tự, hệ thống chính trị...).

3. Sản xuất nông nghiệp mặc dù đã chuyển biến tích cực nhưng các chuỗi giá trị sản xuất chưa chặt chẽ, thiếu bền vững nên đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Nhiều địa phương đã xác định được sản phẩm chủ lực để tập trung triển khai thực hiện nhưng thiếu sự tham gia của doanh nghiệp, HTX dẫn đến khó khăn về tiêu thụ sản phẩm.

4. Triển khai nhiệm vụ giải quyết vấn đề rác thải, nước thải còn lúng túng; phong trào huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý rác thải ra môi trường ở một số địa phương chưa có chuyển biến rõ rệt; việc xử lý rác thải tồn lưu tại các khu xử lý, điểm tập kết còn chậm; hiện còn 72 xã chưa có bãi rác; tỷ lệ thu tiền dịch vụ vệ sinh môi trường đạt thấp 73% (thấp nhất huyện Lục Ngạn).

5. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình mới nên chính sách hỗ trợ còn bất cập; sự chỉ đạo chưa đồng bộ giữa các địa phương, chưa quan tâm đến việc nâng hạng sản phẩm đã đạt OCOP; việc quản lý chất lượng sản phẩm đạt OCOP chưa được quan tâm thực hiện. Các cơ sở tham gia chương trình chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm hầu hết mới chỉ dừng lại ở chế biến thô, việc mở rộng quy mô, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến để gia tăng giá trị còn chưa đáng kể. Chương trình OCOP chưa được phổ biến tại một số địa bàn vùng sâu vùng xa, đây là vùng có nhiều sản phẩm đặc sản, thế mạnh cần được tiêu chuẩn hóa để nâng cao thu nhập cho người dân.

Nhận diện được các hạn chế trong xây dựng nông thôn mới thời gian qua chính là cơ sở để đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025./.

Ngọc Thọ

Văn phòng Điều phối NTM

Thứ hai, 03 Tháng 06 Năm 2024