Nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học định hướng phát triển lâu dài và bền vững

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của tỉnh phát triển mạnh; sản lượng thủy sản năm 2014 đạt 29.600 tấn đứng thứ nhất trong khu vực trung du miền núi phía Bắc; Trong đó, sản lượng cá Rô phi chiếm khoảng 30,5% và là một trong những đối tượng thủy sản chủ lực của tỉnh.

Đã hình thành nhiều khu nuôi thâm canh và bán thâm canh, khu sản xuất hàng hóa tập trung ở các huyện như: Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang, Yên Dũng và Thành phố Bắc Giang. Chính vì vậy, môi trường và dịch bệnh trong ao nuôi ngày càng diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, tỉnh đã có định hướng phát triển nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học đến năm 2015 là 295 ha (sản lượng 2950 tấn) và đến năm 2020 là 750 ha (sản lượng 8250 tấn).


 

Ảnh thu hoạch cá

Theo đó, hàng năm Chi cục thủy sản đã xây dựng mô hình nuôi cá theo hướng an toàn sinh học nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, ổn định môi trường ao nuôi, tạo sản phẩm an toàn, tiến tới phát triển thủy sản một cách bền vững và ổn định thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược, quy hoạch thủy sản của tỉnh.

Thực trạng hiện nay, Bà con nuôi cá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn chưa nhận thấy được tầm quan trọng trong sản xuất thủy sản theo hướng an toàn theo quy chuẩn, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và trào lưu thị trường, chú trọng vào số lượng và sản lượng đầu ra mà chưa thực sự chú ý làm thế nào để phát triển nuôi bền vững, chất lượng bảm bản an toàn thực phẩm với người tiêu dùng.

 

Bên cạnh đó, người tiêu dùng vẫn chưa nhận biết được giữa sản phẩm cá sạch và cá không sạch. Trên thị trường hàng thủy sản nuôi sạch có giá trị gần như bằng hàng nuôi không sạch. Trong khi để sản xuất cá thương phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn lại đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ qua các công đoạn rất nghiêm ngắt. Đây là nguyên nhân khiến người sản xuất chưa chú trọng tới nuôi an toàn sinh học.

 

 

 

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN ASTH

 

 

 

- Hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất

 

 

Các hóa chất sử dụng khi thực hiện mô hình chủ yếu là vôi bột, muối hạt, tỏi xay nhuyễn và đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi để ổn định các thông số môi trường trong ao. Gần như tuyệt đối không sử dụng kháng sinh, thuốc sát trùng, hóa chất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng…

 

- Sử dụng chế phẩm sinh học, quạt nước để ổn định môi trường nước ao nuôi

 

 

Trong suốt quá trình nuôi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA  mục đích bổ sung các vi sinh vật có lợi để ổn định các thông số môi trường. Đây là điều kiện tốt để cá sinh trưởng và phát triển, hấp thụ thức ăn tốt, giảm chi phí đầu tư thức ăn, tăng lợi nhuận cho người nuôi.

- Mặt khác, mô hình nuôi thủy sản ATSH được bố trí máy quạt nước, máy phun mưa để oxy trong ao nuôi luôn luôn được duy trì với nồng độ cao, cá không bị ngạt, giảm thời gian nổi đầu, tăng quá trình trao đổi chất. Chính vì thế, cá khỏe và hấp thu thức ăn được tốt hơn.


 

Máy quạt nước cung cấp ôxy trong ao nuôi

 

- Kiểm soát được đầu vào:

 

 

+ Thức ăn công nghiệp đưa xuống cho cá sử dụng được kiểm soát và lấy mẫu đi xét nghiệm các dư lượng thuốc kháng sinh và hormon sinh trưởng, nấm mốc để khẳng định độ an toàn cho sản phẩm cá thương phẩm đầu ra. Việc lấy mẫu sẽ được thực hiện bất kỳ làm nhiều lần trong quá trình nuôi.

+ Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, đồng thời hàng tháng lấy mẫu nước trong ao đi phân tích các chỉ số ô nhiễm môi trường như: NO2, NH3

Đây là điểm mới trong quá trình nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

 

Một số kết quả nuôi thủy sản theo hướng ATSH như sau:

 

Qua 2 năm theo dõi mô hình thủy sản theo hướng ATSH của Chi cục Thủy sản cho thấy, để được 1 kg cá cần chi phí đầu tư khoảng 20.000 - 22.000đ.  hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1,267 thấp hơn so với mô hình nuôi thông thường (FCR = 1,5). Riêng tính chi phí thức ăn chiếm 80,2% là chi phí chính trong tổng vốn đầu tư. Năng suất đạt 15,2 tấn/ha. Lợi nhuận đạt 120 – 140 triệu đồng/ha tăng khoảng 15%.  

 

 

 

Tóm lại:

Để tăng giá trị, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích nuôi, tạo được sản phẩm thủy sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng thì cần phải hình thành các vùng nuôi tập trung thâm canh theo hướng an toàn sinh học đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là hướng phát triển trong tương lai.

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024