Thực trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất biện pháp kiểm soát dư lượng

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

1.     Thực trạng

Những năm gần đây sản xuất thuỷ sản của tỉnh phát triển mạnh. Đến năm 2015 diện tích nuôi thuỷ sản đạt 12.200 ha, sản lượng thuỷ sản đạt 31.500 tấn. Sản xuất thủy sản đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, nhiều địa phương hình thành các vùng nuôi tập trung theo mô hình trang trại nuôi thủy sản thâm canh có hiệu quả kinh tế cao. Hầu hết người nuôi thủy sản sử dụng thức ăn công nghiệp, tuy nhiên việc cho ăn chưa hợp lý nên lượng thức ăn dư thừa, cộng với chất thải của vật nuôi làm cho môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh các mầm bệnh.

Thủy sản bị bệnh chủ yếu do vi khuẩn gây ra có quy mô lớn. Thông thường người dân chủ yếu sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh. Theo thống kê hiện nay trên danh mục có khoảng 5.000 – 6.000 loại thuốc, hóa chất phòng trị bệnh, xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản lưu hành trên thị trường. Các sản phẩm trên được bán tràn lan, vì thế người nuôi rất khó khăn trong việc xác định nhãn mác, chất lượng, gây tâm lý hoang mang không biết đâu là sản phẩm có thể sử dụng được và không để lại tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản. Từ đó dẫn đến việc sử dụng quá nhiều loại thuốc kháng sinh và không đúng cách nên đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc, tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm thủy sản. Theo báo cáo tổng hợp thực tế tại địa phương, hàng năm có từ 30-40 ha diện tích thủy sản thiệt hại do dịch bệnh gây nên, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi. Đặc biệt là các bệnh vi khuẩn gây hại trên cá rô phi, đây là đối tượng nuôi phổ biến chiếm tỷ lệ cao trong ao nuôi.

2.     Đề xuất biện pháp kiểm soát

Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả hệ thống văn bản pháp quy về an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong nuôi trồng thủy sản về sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất, kháng sinh, sản phẩm xử lý môi trường.

Tổ chức kiểm tra, thanh tra đột xuất và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

Tăng cường công tác kiểm tra chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản, hóa chất, kháng sinh, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo quy định tại thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2014.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; đặc biệt chú trọng xây dựng phóng sự phát trên trền hình.

 

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024