Trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

|
查看数次:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Chiều ngày 01/11/2023, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang tiếp đón Đoàn công tác của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Ninh sang tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.

Thành phần đoàn công tác của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Ninh gồm có đồng chí Nguyễn Văn Ngọc – Chi cục trưởng làm trưởng đoàn; Lãnh đạo Chi cục, trưởng các phòng, ban, hạt, đội và kế toán.

Tại buổi làm việc, Đoàn đã nghe đồng chí Nguyễn Văn Hậu – Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của đơn vị trong thời gian qua; Dựa trên những kết quả được, kinh nghiệm đã triển khai thực hiện, các thành viên Chi cục Kiểm lâm của 2 tỉnh đã có cuộc trao đổi, chia sẻ một cách chân tình, cởi mở, sâu sắc một số kinh nghiệm về:

Toàn cảnh buổi làm việc

- Công tác tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, như: Kinh nghiệm, cách thức trình UBND tỉnh ban hành các chương trình, đề án, phương án… về kiểm lâm và lâm nghiệp; định mức kinh tế -kĩ thuật về lâm nghiệp. (Suất đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; phòng trừ sâu bệnh hại rừng; dọn vệ sinh rừng giảm vật liệu cháy trong rừng; hạ cấp thực bì); Ban hành loài cây sinh trưởng nhanh, chậm, cây mục đích, phi mục đích theo Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT; Việc triển khai các Nghị định, Thông tư liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của lực lượng kiểm lâm: Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT về phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; Nghị định 06/2019/NĐ-CP, Nghị định 84/2021/NĐ-CP về quản lý quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Việc vận dụng các điều kiện theo quy định vào thực tế khi cấp mã số cơ sở nuôi trồng các loài động, thực vật rừng hoang dã, nguy cấp thuộc phụ lục II, II CITES); các Nghị định, Thông tư về chuyển mục đích sử dụng rừng và trồng rừng thay thế (Việc áp dụng Khoản 1, Điều 21, Luật Lâm nghiệp); Việc triển khai các hoạt động liên quan đến rừng phòng hộ như: các biện pháp lâm sinh tỉnh đang thực hiện; sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp trong rừng phòng hộ; khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ; phát triển dược liệu dưới tán rừng; Việc phân cấp thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán các công trình lâm sinh theo Thông tư số 15/2019; Việc xây dựng và triển khai Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng; Chế độ chính sách cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo Nghị định 01/2019; trang phục cho lực lượng viên chức bảo vệ rừng; Việc phối hợp với chính quyền địa phương quản lý đất quy hoạch phát triển rừng; phối hợp xử lý các trường hợp hạ đất thổ cư giáp ranh với đất rừng gây sạt nở đất rừng.

- Việc lập dự toán ngân sách hàng năm (nguồn vốn sự nghiệp lâm nghiệp) để triển khai các nhiệm vụ như: Chi hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng cháy chữa cháy rừng; Chi triển khai theo dõi diễn biến rừng hàng năm; Các ứng dụng khoa học- công nghệ trong PCCCR đang được áp dụng; Việc triển khai lắp đặt biển cấp dự báo cháy rừng tự động; Hỗ trợ các hoạt động kiểm tra, giám sát, đôn đốc theo dõi việc triển khai thực hiện KH trồng 1 tỷ cây xanh trên địa bàn tỉnh; tổ chức Tết trồng cây đầu xuân; hỗ trợ trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 5, Quyết định 38/2016/QĐ-TTg; Chi huấn luyện và cấp giấy phép sử dụng vũ khí, công vụ hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm, trong đó có việc sử dụng đạn thật để bắn tập và kiểm tra cấp giấy phép sử dụng

Thông qua trao đổi học tập kinh nghiệm giữa Chi cục Kiểm lâm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đã tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa hai đơn vị, đồng thời là cơ hội để công chức hai cơ quan học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 cơ quan trong thời gian tới.

Phạm Văn Thuyên

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024