Quá trình xây dựng, phát triển những thành tựu đạt được của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:

       Ngày 14 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông với nhiệm vụ chăm lo phát triển nông nghiệp nước nhà. Trải qua các thời kỳ phát triển của cách mạng, mỗi thời kỳ với những tên gọi khác nhau, ngày 18 tháng 6 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 890/QĐ-TTg quyết định lấy ngày 14-11 hằng năm là ngày truyền thống của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang (tiền thân là Ban quản lý ruộng đất, Ty Trồng trọt, Ty Nông nghiệp) được thành lập theo quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 26-8­1996 của UBND tỉnh Hà Bắc trên cơ sở sáp nhập 3 Sở: Nông Nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi và được tái lập ngày 24-12-1996 theo Quyết định số 1804/QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang theo sự chia tách tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, ngành Nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011-2015, nông nghiệp, nông thôn Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện trên các lĩnh vực theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đã phát huy điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng đất đai, khí hậu gắn với đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ thâm canh trong sản xuất, từng bước gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5,2% năm. Trong đó tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt bình quân 3,6% năm. Sản lượng lương thực có hạt vượt mục tiêu đề ra, giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp năm 2014 đạt 75 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2010. Cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, một số mô hình họp tác sản xuat, liên kêt chê biên, tiêu thụ nông sản đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất trong nông nghiệp.

Phát triển mới một số vùng sản xuất rau quả hàng hóa tập trung như: Vải thiều Lục Ngạn, lúa thơm Yên Dũng, lạc giống Tân Yên, rau an toàn, rau chế biến, sản xuất nấm ở Lạng Giang, Tân Yên, cam đường Canh, bưởi Diễn ở Lục Ngạn, rau cần ở Hiệp Hòa, chè ở Yên Thế, hoa và cây cảnh ở thành phố Bắc Giang. Trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đã có nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập cao từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm như: Mô hình trồng cam Vinh, cam đường Canh tại huyện Lục Ngạn với quy mô gần 1000 ha, doanh thu khoảng 350 tỷ đồng. Hiện có gần 200 hộ có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm trở lên, có 11 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Mô hình sản xuất nấm tại huyện Lạng Giang với trên 130 hộ có diện tích lán hại trên 300 m2, doanh thu trên 300 triệu đồng/hộ/năm, mô hình sản xuất rau cần tại xã Hoàng Lương - Hiệp Hòa với quy mô 135 ha cho doanh thu gần 100 tỷ đồng/năm, bình quân khoảng 600 triệu đồng/ha. Mô hình trồng hoa cây cảnh tại xã Dĩnh Trì - TP Bắc Giang quy mô 30 ha thu nhập khoảng 30 tỷ đồng/năm bình quân khoảng 1 tỷ đồng/ha. Mô hình sản xuất rau an toàn tại phường Đa Mai - TP Bắc Giang quy mô 6 ha cho thu nhập khoảng 4 tỷ đồng/năm bình quân khoảng 700 triệu đồng/ha.

Công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu được tập trung chỉ đạo, người dân đồng tình hưởng ứng tạo điều kiện đổi mới phương thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Đến hết tháng 6 năm 2015 toàn tỉnh đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 5515,3 ha, xây dựng được 97 Cánh đồng mẫu, giá trị sản xuất của cánh đồng mẫu tăng từ 20% trở nên so với sản xuất đại trà.

Chăn nuôi thủy sản phát triển theo hướng bán công nghiệp gắn với áp dụng quy trình an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủy sản tiếp tục phát triển mạnh, năm 2015 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 12.200 ha, sản lượng 30.000 tấn tăng 8.000 tấn so năm 2010.

  Quy mô tổng đàn lợn đạt 1,2 triệu con đứng thứ 3 cả nước, đàn gia cầm 16,1 triệu con đứng thứ 4 cả nước. Vùng gà đồi Yên Thế có quy mô thường xuyên từ 4-5 triệu con, hàng năm xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 13.000 tấn trong đó cung ứng cho thị trường Hà Nội khoảng 7.000 tấn, trên địa bàn huyện có trên 12.000 hộ chăn nuôi gà có 200 hộ chăn nuôi quy mô trên 2.000con, trên 700 hộ chăn nuôi từ 1.000 – 2.000 con. Một số trang hại chăn nuôi cho thu nhập từ 6-8 tỷ đồng/năm như ở Ngọc Vân - Tân Yên, Tân Thanh - Lạng Giang, Tự Lạn - Việt Yên, Hùng Sơn - Hiệp Hòa.

Trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ngành đẩy mạnh việc giao rừng cho thuê rừng trong sản xuất lâm nghiệp, tạo điều kiện áp dụng các kỹ thuật thâm canh tiên tiến. Đưa một số giống mới có chất lượng vào trồng rừng kinh tế. Trong 5 năm toàn tỉnh đã trồng mới được gần 30.000 ha rừng tập trung nâng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn đạt 37,1% (không tính diện tích cây ăn quả trên đất lâm nghiệp).

Hạ tầng nông thôn tiếp tục được hoàn thiện, tư duy phát triển kinh tế của người dân khu vực nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ, cơ cấu ngành nghề khu vực nông thôn chuyển đổi tích cực, đời sống vật chất tinh thần của người dân khu vực nông thôn được nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Xây dựng NTM đạt được một số kết quả tích cực, phong trào Bắc Giang chung sức xây dựng NTM được các cấp ủy chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, doanh nghiệp quan tâm và được người dân đồng tình ủng hộ. Đến nay đã có 18 xã đạt chuẩn NTM, bình quân các xã trên địa bàn tỉnh đạt 11,7/19 tiêu chí xã NTM, hướng tới xây dựng huyện NTM trong giai đoạn 2015-2020.

Những kết quả, thành tích ngành Nông nghiệp và PTNT tinh giành được trong 5 năm qua đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý. Từ năm 2010 đến năm 2014 Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng 04 cờ đơn vị xuất sắc; năm 2014 UBND tỉnh tặng cờ thi đua đơn vị xuất xắc; nhiều tập thể, cá nhân trong ngành được tặng Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh. Đặc biệt năm 2014, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang vinh dự được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc và ngày 24 tháng 9 năm 2014 Chủ tịch nước CHX- HCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Những thành tựu đạt được cũng như những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước là niềm phấn khởi, tự hào và có sức động viên, cổ vũ to lớn đối với tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, ngành nông nghiệp còn một số hạn chế, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, phương thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp chậm đổi mới. Mặc dù đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa nhưng nhìn tổng thể sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn phân tán, nhỏ lẻ. Sản xuất chưa gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp chưa phổ biến, việc quản lý giống cây trồng, vật nuôi, các loại vật tư đầu vào sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi... có lúc, có nơi chưa chặt chẽ.

Trong những năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của tỉnh. Giai đoạn 2015-2020 ngành nông nghiệp quyết tâm phấn đấu thực hiện đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra với cơ cấu nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 18 - 20% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2020 đạt 110 - 120 triệu đồng, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước họp vệ sinh trên 95 %, tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn NTM 35 - 40 %.

Để đạt được mục tiêu trên, ngành nông nghiệp cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu là: Tập trung thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo sự đột phá xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững hướng tới xuất khẩu. Chú trọng đổi mới phương thức tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, gắn với tái cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, bảo đảm phát triển bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản từ 3 - 4 % năm.

  Quản lý chặt chẽ đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, nhất là đất trồng lúa 2 vụ. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ cao, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, ATTP; ưu tiên phát triển công nghệ sau thu hoạch. Từng bước hình thành một số vùng sản xuất công nghệ cao.

  Phát triển nhanh, hình thành các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản theo phưomg thức công nghiệp, bán công nghiệp tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Quản lý, bảo vệ, phát triển họp lý 3 loại rừng bảo đảm hiệu quả, bền vững. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất, tạo vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến. Tập trung giải quyết hiệu quả tình trạng tranh chấp đất lâm nghiệp. Có chính sách phù họp đối với người dân nhận chăm sóc, bảo vệ rừng. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ che phủ rừng đạt 38% (không tính diện tích cây ăn quả trên đất lâm nghiệp).

Đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa gắn với tăng cường áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp. Bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Khuyến khích các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản ừên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người sản xuất và doanh nghiệp, người tiêu dùng. Phấn đấu từng bước hình thành tại mỗi huyện, thảnh phố một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc trưng có thương hiệu, giá trị cao, gắn với lợi thế của từng địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Hải thăm mô hình lúa lai HKT99 tại xã Đoan Bái-Hiệp Hòa năm 2013

 Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp để hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Tập trung nghiên cứu để chủ động sản xuất các loại giống có chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất trên địa bàn tỉnh và tiến tới cung cấp cho các tỉnh trong vùng. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM phù họp khả năng huy động nguồn lực của từng địa phương gắn với củng cố, nâng cao tiêu chí NTM đã đạt được. Gắn xây dựng NTM với bảo tồn, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của từng vùng, từng địa phương. Chú trọng nhân rộng mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong xây dựng NTM, xây dựng từ 1 đến 2 huyện đạt tiêu chí NTM giai đoạn 2015 - 2020.

 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ngành nông nghiệp rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự phối họp chặt chẽ của các sở ban ngành, đoàn thể tỉnh, các huyện, thành phố, các doanh nghiệp và người dân trong tỉnh để nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh ta phát triển toàn diện, bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại Thanh Sơn trao Quyết định cho xã nông thôn mới Tân Dĩnh năm 2014

Cơ giới hóa trên cánh đồng mẫu lớn tại xã Cảnh Thụy Yên Dũng

Diện mạo các xã nông thôn mới tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015

Sản xuất vải thiều theo quy trình Vietgap tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn

Sản xuất dưa bao tử phục vụ chế biến tại xã Việt Lập ,huyện Tân Yên

                                                                                                                                                                                      BBT

                                                                                                                                                                      Sở Nông nghiệp và PTNT

Thứ bảy, 27 Tháng 04 Năm 2024